Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Posted by Unknown | File under :

Theo TS. Phạm Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Pháp y tâm thần TW được biết: “Seduxen, lexomil là hai thuốc thuộc dẫn chất của nhóm benzodiazepin, nhưng lexomil có tác dụng mạnh hơn. Chúng có tác dụng an thần, gây ngủ, chống co giật, giãn cơ, giải lo âu do tác động thần kinh trung ương. Thuốc được dùng chủ yếu trong chuyên khoa tâm thần. Nó chỉ được số ít các hiệu thuốc tân dược (đã được ngành y tế cấp phép bán loại thuốc này), bán theo đơn của bác sĩ chỉ định liều lượng, thời gian sử dụng thuốc. Việc người dân tự ý mua và sử dụng những loại thuốc này rất nguy hiểm, vì chúng gây quen thuốc, gây nghiện khiến người bệnh phải lệ thuộc thuốc. Nếu thời gian sử dụng kéo dài và liều lượng vượt mức cho phép sẽ gây hại trực tiếp tới sức khỏe người sử dụng như: nói luyên thuyên, lo sợ vô cớ, tim đập nhanh, vã mồ hôi, quên, bồn chồn, ảo giác, dễ bị kích thích, mất ngủ, chóng mặt, choáng váng… nặng hơn thì xuất hiện cảm xúc hận thù, cơn thịnh nộ, giận dữ dẫn đến không kiềm chế, kiểm soát được, ý tưởng tự sát… Theo TS. Thịnh, người dân không nên tự ý mua và sử dụng hai loại thuốc an thần này, đặc biệt là mua bán qua những lời rao trên mạng.





Vấn đề thuốc an thần được rao bán tràn nan cũng được PGS.TS. Nguyễn Đăng Hoà, Giám đốc Trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc (Đại học Dược Hà Nội) đưa ra những quan ngại sâu sắc: “Đây là hai thuốc thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần theo quy định của Bộ Y tế. Vì thế, sử dụng các thuốc này phải có đơn của bác sĩ. Nếu tự ý sử dụng có nguy cơ xảy ra nhiều tác dụng không mong muốn, trong đó đáng lo ngại nhất là lệ thuộc thuốc và hội chứng cai thuốc. Hội chứng cai thuốc (co giật, run, co cứng cơ bụng, nôn, toát mồ hôi) xảy ra khi ngừng thuốc đột ngột. Các triệu chứng cai thuốc nặng hơn thường gặp ở người dùng liều quá cao và trong thời gian kéo dài. Các triệu chứng cai thuốc nhẹ hơn: lo lắng,mất ngủ, kích thích, đau, yếu cơ, run, chán ăn có thể gặp khi ngừng thuốc đột ngột sau vài tháng dùng liều điều trị”. Do đó, rất cần có sự phối hợp của các cơ quan chức năng để kiểm soát việc mua bán các chủng loại thuốc này trên mạng nhằm đảm bảo về mặt quản lý cũng như sức khỏe người dân.



Tin liên quan:

Làm đẹp khi mang thai: Tốt hay không tốt?



Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Posted by Unknown |
Tư vấn sức khỏe sinh sản: Làm đẹp khi mang thai nên hay không???

Nhuộm tóc, làm trắng răng, vẽ móng tay móng chân: cái nào an toàn và cái nào bà bầu nên tránh?

Hãy đến với chuyên mục Bà bầu của Eva để tìm hiểu những bí quyết sinh con theo ý muốn, cách ăn uống tốt nhất cho thai phụ, thời trang bà bầu quyến rũ hay 'chuyện ấy' an toàn cho mọi bà bầu.

>> tư vấn sức khỏe sinh sản
>> tu van suc khoe sinh san
>> hien tuong co thai

lam-dep-khi-mang-thai

Thời kì thai nghén là thời kì mà người phụ nữ dễ bị mệt mỏi và trầm cảm, việc chăm sóc bản thân trong thời kì này cũng trở nên khó khăn hơn. Bạn có thể nghe đến những tin đồn kiểu như nhuộm tóc, làm móng sẽ gây cho thai nhi khuyết tật, điều này làm bạn lo sợ mỗi khi nghĩ đến việc làm đẹp. Vậy đâu là sự thật và đâu chỉ là tin đồn? Sau đây là sự thật liên quan đến việc làm đẹp trong thời kì thai nghén:

Nhuộm tóc
“Có rất nhiều hóa chất được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc, nhưng chưa có một nghiên cứu nào tìm được bất cứ sự liên quan nào đến việc những loại hóa chất này gây khuyết tật hoặc gây ung thư cho thai nhi. Mặc dù bạn không nên tiếp xúc với những hóa chất này thường xuyên, nhưng nhuộm tóc một đến hai lần không phải là một vấn đề nghiêm trọng. An toàn hơn cả, bạn hãy chờ đến chu kì 3 tháng giữa hoặc ba tháng cuối trong chín tháng thai nghén – thời kì mà em bé đã gần như phát triển đầy đủ bộ phận để nhuộm tóc. Lưu ý rằng, tránh để thuốc nhuộm vào da đầu, việc này giảm thiểu ảnh hưởng các loại hóa chất trong thuốc nhuộm ngấm vào máu.



Mát xa
Mát xa trong thời kì thai nghen là rất tốt. Mát xa giải tỏa stress, lưu thông khí huyết, giảm đau, nhưng điều quan trọng là nhân viên mát xa phải có kiến thức về sự thay đổi cơ thể trong thời gian mang thai. Khi làm các động tác mát xa yêu cầu bạn nằm sấp thì spa phải sử dụng những chiếc bàn cut-out chuyên dụng. Nên lưu ý là nhân viên mát xa nên sử dụng loại dầu mát xa không mùi, tránh việc mùi các loại dầu này dễ khiến bạn buồn nôn. Việc chọn spa là vô cùng quan trọng, bạn nên chọn những spa có uy tín và thân thuộc với các bà bầu. Bạn có thể tham khảo bạn bè của bạn hoặc tìm hiểu trên mạng để đưa ra quyết định đúng nhé.

Làm trắng răng
Nếu bạn mong muốn làm trắng răng trong thời kì này thì tốt nhất là không nên. Bởi vì việc làm trắng răng chưa được chứng minh là an toàn với phụ nữ có thai. Theo các nghiên cứu cho thấy, nướu của bạn trong thời kì này sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị chảy máu do sự thay đổi về hóc môn. Với một số người, việc làm trắng răng còn làm kích thích những vùng nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Việc làm trắng răng là một trị liệu không bắt buộc, vì thế bạn có thể lùi kế hoạch này đến khi sinh nở xong, hoặc làm trước khi bầu bí để đảm bảo tốt nhất sức khỏe cho đứa bé trong bụng bạn nhé!

Sơn sửa móng tay/ chân
Tất cả những chuyên gia đều cho rằng việc làm móng hầu như không gây ảnh hưởng đến bà mẹ mang thai. Móng của bạn sẽ dài ra và bị thay đổi liên tục. Mặc dù sơn móng tay có chứa một số loại hóa chất, nhưng chúng không thể bị hấp thụ qua móng tay của bạn được, chính vì thế nó cũng không có liên quan gì đến việc làm thai nhi bị khuyết tật. Vấn đề ở đây là, chứng buồn nôn nếu salon làm móng nơi bạn làm không thông thoáng. Mùi sơn móng tay của một số loại khá mạnh, bạn nên ngồi gần cửa sổ hoặc cửa ra vào nếu bạn dễ bị kích thích gây buồn nôn khi hít phải mùi sơn.

Tắm bồn, xông hơi
Nếu tắm bồn làm bạn cảm thấy sảng khoái thì bạn nên tránh sử dụng bể sục và bồn tắm nóng. Chúng ta đều biết rằng nhiệt độ tăng có khả năng làm thai nhi bị dị tật, đặc biệt vào 3 tháng đầu của thời kì mang thai. Phần lớn các bồn tắm nóng đều có khả năng tăng đến hơn 100 độ C, thêm nữa bạn thường để ngập nước từ cổ trở xuống như thế việc tắm bồn là rất nguy hiểm trong thời kì này. Tắm dưới vòi hoa sen được cho là an toàn hơn với lí do phòng tắm thường không quá nóng khi mới bắt đầu tắm, cho nên nhiệt độ cơ thể của bạn không thể tăng đến mức nguy hiểm cho thai nhi. Bạn cũng nên tránh tắm ở các phòng xông hơi - hơi nóng ở đây cũng có thể làm bạn dễ trở nên chóng mặt, bởi vì trạng thái cân bằng của bạn lúc này không giống như lúc bạn chưa mang thai.

Mát xa mặt
Bạn đã bao giờ tự hỏi việc gì đã xảy ra với “vẻ đẹp của phụ nữ mang thai” như người ta vẫn thường nói? Không thể đoán được làn da của bạn sẽ thay đổi như thế nào trong suốt 9 tháng mang thai, và việc mát xa mặt là một cách hay để chăm sóc da. Nhưng làn da của bạn thời kì này sẽ trở nên rất nhạy cảm, nên bạn lưu ý bỏ qua bước tẩy tế bào chết hoặc kỹ thuật siêu mài mòn. Khi đi mát xa, bạn nên chắc chắn rằng những chuyên gia thẩm mỹ làm cho bạn biết bạn có dị ứng với bất cứ loại mùi nào không. Khi bạn qua 3 tháng thời kì đầu mang thai, hãy yêu cầu được nằm trên một cái gối, tránh việc nằm thẳng bằng lưng bởi vì tư thế này có thể làm chậm lưu thông tuần máu và dễ gây chóng mặt.

Tắm nắng
Điều này là hết sức kiêng kị trong thời kì mang thai. Nếu ung thư da chưa đủ là lí do bạn tránh tắm nắng thì những tia UV sẽ làm da bạn xấu đi trong thời kì mang thai. Hơn nữa bạn cũng biết rằng dưới cái nắng mặt trời có thể làm hại đến thai nhi. Nếu bạn thực sự muốn tắm nắng một chút, hãy ra ngoài lúc trời chưa nắng gay gắt và sử dụng kem chống nắng với mức chống nắng tối thiểu là SPF 15.

Tẩy lông
Việc tẩy lông trong quá trình mang thai không gây ảnh hưởng đến thai nhi cũng như sức khỏe của bạn cả. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai da bạn cũng dễ bị kích ứng, do vậy, khi bạn lên kế hoạch đi đâu đó mà cần phải tẩy lông thì nên tẩy trước đó 2-3 ngày phòng trường hợp làn da của bạn bị kích ứng trông mất thẩm mỹ nhé.

Chú ý: Nếu có vấn đề thắc mắc về làm đẹp khi mang thai hoặc sức khỏe sinh sản, bạn có thể gọi điện thoại đến tổng đài tư vấn sức khỏe 19008909 để được tư vấn trực tiếp.

BS Hà Khuyên (Suckhoe68.com TH)

Tin liên quan:
>> Tư vấn sức khỏe sinh sản – Sử dụng kháng sinh trong thai kỳ
>> Khắc phục dấu hiệu có thai buồn nôn và nôn – Tư vấn sức khỏe sinh sản
>> Quan hệ tình dục khi mang thai

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Posted by Unknown |
Tư vấn sức khỏe sinh sản - Trong quá trình mang thai các bà mẹ phải thận trọng với tất cả những loại thuốc mà mình sử dụng, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất kỳ dược phẩm nào đặc biệt là kháng sinh.

Tu khoa: tư vấn sức khỏe sinh sảntu van suc khoe sinh san,   suc khoe sinh san


Sử dụng kháng sinh trong thai kỳ - tư vấn sức khỏe sinh sản


>> Tư vấn sức khỏe thai sản: Thời điểm khám thai và thuật ngữ cần biết


Kháng sinh có tác dụng kiềm chế sự hoạt động hoặc diệt vi khuẩn giúp kiểm soát quá trình viêm nhiễm, kháng sinh được chia thành các nhóm :

-Nhóm b e t a - l a c t ami n (penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin...).

- Nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin, roxithromycin...).

- Nhóm teracyclin (doxycylin, minocyclin…).

- Nhóm phenicol (chloramphenicol, thiamphenicol).

- Nhóm aminoglycosid (streptomycin, kanamycin...).

- Nhóm quinolon (offloxacin, ciprofloxacin...).

Mỗi nhóm thuốc kháng sinh có phổ kháng khuẩn (sự nhạy cảm của thuốc kháng sinh trên vi khuẩn) khác nhau và đáp ứng điều trị với các bệnh lý khác nhau.

Khi vào cơ thể, các thuốc kháng sinh sẽ gây ra các tác dụng phụ với mức độ nhẹ như: dị ứng da, buồn nôn, tiêu chảy… hoặc thậm chí nghiêm trọng như sốc phản vệ, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong!

tư vấn sức khỏe sinh sản - Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài có thể gây ra rối loạn cân bằng tạp khuẩn đường ruột và nhiễm nấm candida ở da, miệng, ruột…

Sử dụng thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai: hầu hết các thuốc kháng sinh đều vượt qua được hàng rào nhau thai và có thể gây tác hại cho thai nhi. Mức độ tác hại trên thai nhi tùy thuộc vào loại kháng sinh sử dụng, liều lượng, thời gian sử dụng và thuốc đã được sử dụng trong giai đoạn nào của thai kỳ. Các tác hại gây ra có thể là khuyết tật, dị dạng hay thậm chí tử vong thai nhi.

Đối với phụ nữ có thai, thuốc kháng sinh có thể xếp thành 3 nhóm:

Nhóm có thể dùng (chỉ định): gồm có beta-lactamin, macrolid.

Nhóm không thể dùng (chống chỉ định) gồm có phenicol (gây suy tủy, giảm bạch cầu, “hội chứng xám ở trẻ em”), tetracycline (gây vàng răng ở trẻ em…), aminoglycosid (gây điếc…), quinolon (gây tổn thương thoái hóa khớp).

Nhóm thuốc dùng thận trọng: rifamycin (không nên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ), nitrofuran, acid nalidixic (không nên dùng cuối thai kỳ), metronidazol, trimethoprim, sulfamid (không nên dùng giai đoạn đầu và cuối thai kỳ).

Cơ thể người phụ nữ mang thai có nhiều đặc điểm sinh lý thay đổi so với lúc bình thường: trọng lượng cơ thể tăng lên, lưu lượng máu tăng, tốc độ thanh thải của thận tăng nhanh... Vì vậy, quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa của thuốc vào cơ thể cũng thay đổi.

Khi sử dụng thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai cần chú ý đến liều dùng đáp ứng yêu cầu điều trị.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh phải luôn được sự chỉ định của thầy thuốc (sau khi đã xác định bệnh lý và dạng vi khuẩn gây bệnh), cần tránh việc sử dụng tùy tiện và lạm dụng thuốc kháng sinh gây ra những chủng vi khuẩn lờn thuốc. Trong quá trình điều trị, thai phụ cần phải uống thuốc đúng liều lượng và thời gian mà thầy thuốc chỉ định, chỉ ngừng thuốc khi bệnh đã khỏi hoàn toàn.

Tu khoa: tư vấn sức khỏe sinh sảntu van suc khoe sinh san,   suc khoe sinh san

Lưu ý: Khi có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề về việc sử dụng kháng sinh trong thai kỳ bạn hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 19008909 để được sự tư vấn sức khỏe sinh sản tốt nhất.

BS Nguyễn Trang(Suckhoe68.com TH)


Tin liên quan:

>> Sức khỏe sinh sản: 10 điều phụ nữ mang thai cần biết

>> Quan hệ tình dục khi mang thai

>> Khắc phục dấu hiệu có thai buồn nôn và nôn – Tư vấn sức khỏe sinh sản

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Posted by Unknown |
Nhiều cặp vợ chồng e ngại hoặc kiêng quan hệ tình dục khi có thai hoặc sau khi sinh. Vậy việc đó có thực sự cần thiết hay ko?

Những thay đổi cảm xúc tình dục khi bắt đầu có biểu hiện của dấu hiệu có thai

Ngoài chuyện mỏi mệt ở 3 tháng đầu và bụng to dần gây khó khăn cho tư thế tình dục, tình trạng thai nghén còn có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục một cách dương tính theo những cơ chế khác nhau.

Tăng ham muốn: Những thay đổi về hormon vừa làm giảm vừa làm tăng ham muốn tình dục. Những yếu tố cảm xúc cũng có ảnh hưởng rất mạnh, nhiều phụ nữ mới có thai cảm thấy tự tin hơn khi thấy thân thể gợi cảm (do giữ nước nên đẫy đà hơn) và cũng thấy tăng ham muốn. Nhiều cặp vợ chồng do không còn lo có thai nữa nên cũng tăng sự nồng nhiệt, cho nên bản thân chuyện trút bỏ được những lo lắng cũng là một yếu tố kích thích.

>> Khắc phục dấu hiệu có thai buồn nôn và nôn – Tư vấn sức khỏe sinh sản

Tăng mức độ nhạy cảm: Nếu như sự mỏi mệt do có thai không làm mất đi hoàn toàn sự ham muốn tình dục thì người phụ nữ lại thấy có khoái cảm hơn như chưa từng có, đó là vì những khu vực phát sinh cảm giác trở nên nhạy cảm một cách khác thường. Khi thấy dấu hiệu có thai khi vú to lên do ảnh hưởng của hormon nên nhạy cảm, dễ dẫn đến hưng phấn.

Tiềm năng có khoái cực lớn hơn: Có lẽ đây là một trong những lợi ích tình dục lớn nhất do thai nghén đem lại. Nhiều phụ nữ biết đến khoái cực lần đầu tiên khi quan hệ tình dục ở thời kỳ có thai. Máu dồn về nhiều ở cơ quan sinh dục làm cho sự nhạy cảm và khoái cảm tăng lên, có nhiều phụ nữ nói rằng vào giai đoạn cuối của thai nghén, dấu hiệu có thai sớm (khi sự xung huyết đạt mức cao nhất ở cơ quan sinh dục), họ cảm thấy rất kích thích thậm chí có cảm giác đau tức.

Những phát hiện khác: Cơ quan sinh dục xung huyết tạo cảm giác chặt chẽ hơn, những khám phá mới về tư thế, chia sẻ những ước mơ về một gia đình có thêm một thành viên mới cũng làm tăng thêm hạnh phúc.

 


Quan hệ tình dục khi mang thai rất quan trọng trong cuộc sống vợ chồng


Quan hệ tình dục khi mang thai, liệu có an toàn?

Đó là điều mà nhiều phụ nữ băn khoăn, nhất là với những phụ nữ đang mong đợi một đứa con hay đã từng gặp sự cố trong những lần thai nghén trước. Trong thực tế, quan hệ tình dục an toàn với hầu hết phụ nữ là ở phần lớn thời gian đầu khi có dấu hiệu có thai trong giai đoạn đầu và điều băn khoăn thường chỉ là quan hệ tình dục ở tư thế nào là thích hợp. Tuy nhiên, cũng cần biết đến một số điều kiện có nguy cơ.

Khi nào có thể có nguy cơ?

Khi thai nghén đang có nguy cơ cao bị chuyển dạ sớm thì không nên có quan hệ tình dục và có khoái cực (xuất tinh) vì trong tinh dịch có chất gây co bóp tử cung. Vì thế người chồng nên mang bao cao su trong suốt thời gian vợ có thai, đồng thời cũng để phòng nhiễm khuẩn. Tuy quan hệ tình dục không gây ra vỡ màng ối sớm nhưng nếu ra nước vào những tháng cuối thì cũng cần kiêng quan hệ tình dục để phòng nhiễm khuẩn cho thai. Vậy nên tránh quan hệ tình dục trong những trường hợp sau: Khi có ra máu không rõ nguyên nhân và có tiền sử sảy thai - có dấu hiệu song thai hay hơn - rau tiền đạo bán trung tâm (che một phần lỗ trong cổ tử cung).

Tư thế tình dục nào thuận lợi và an toàn khi mang thai?

Trong 3 tháng đầu, cơ thể phụ nữ có thai chưa thay đổi nhiều nên tư thế tình dục không có gì khác so với trước đó nhưng khi tử cung đã to hơn thì có một số tư thế trở nên không thuận lợi. Vì vậy nên tìm một tư thế thích hợp trong những tư thế sau: “Úp thìa” là tư thế vợ nằm nghiêng quay lưng về phía chồng, nằm cong như hình chữ C - nằm nghiêng đối diện với nhau để không chèn ép lên bụng - vợ nằm trên thích hợp khi thai nghén đã nhiều tháng - vợ nằm ở mép giường, chồng đứng. Tư thế nào cũng có điều bất tiện, vợ chồng cần tự điều chỉnh, chọn tư thế thích hợp.

Tần suất quan hệ tình dục khi mang thai?

Không thể nói trước vì ham muốn dao động suốt trong 9 tháng, do nhiều yếu tố, kể cả do tư thế thai nhi đè vào nội tạng gây khó chịu. Theo những cuộc khảo sát của William Masters and Virginia Johnson thì vào 3 tháng giữa mỗi tháng phụ nữ có thai có quan hệ tình dục khoảng 2-4 lần nhưng dữ liệu này còn phụ thuộc vào những yếu tố như vợ chồng đã sống với nhau bao lâu, có thai lần đầu hay đã hơn 1 lần, có sống chung với trẻ hay người thân… Có thai lần đầu dễ bị giảm ham muốn tình dục vì trạng thái buồn nôn, mệt mỏi, cơ thể nặng nề. Vào giai đoạn sau của thai nghén, nhiều phụ nữ mới tăng dần ham muốn tình dục do cơ thể đã thích nghi với những thay đổi về hormon và tăng thể tích máu, vú nhạy cảm hơn và tăng khoái cảm. Cũng có một số ít phụ nữ chuẩn bị làm mẹ cảm thấy hoàn toàn không ham muốn nữa nhưng có ai đó ngược lại thì cũng chẳng có gì lạ.

Tóm lại, tình dục khi có thai hay khi chưa có thai cũng đều giống nhau ở chỗ không phải chỉ là giao hợp, điều mà 2 vợ chồng đều cần biết hoặc nói cho nhau biết. Phụ nữ có thai cũng cần biết rằng thai nghén tuy có làm cho thân thể tạm thời to ra, kém hấp dẫn đi nhưng lại làm trưởng thành một tình yêu bền vững giữa vợ chồng.

Chú ý:  nếu có vấn đề thắc mắc về thời kì mang thai, dấu hiệu có thai hay sức khỏe tình dục, mời bạn gọi điện thoại đến tổng đài  tư vấn sức khỏe sinh sản 19008909 để được tu van suc khoe truc tuyen.

Tu khoadấu hiệu có thai,  tư vấn sức khỏe sinh sảnhien tuong co thaisuc khoe sinh sankham thaitu van suc khoe sinh san

BS Hà Khuyên (theo SK&ĐS)


Nguồn: Suckhoe68.com


Tin liên quan:

>> Lịch khám thai cho bà bầu, tiêm phòng cho sản phụ – Sức khỏe sinh sản phụ nữ

>> Tư vấn sức khỏe thai sản: Thời điểm khám thai và thuật ngữ cần biết

>> Sức khỏe trẻ em dưới 3 tuổi: Còi xương ở trẻ

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Posted by Unknown |
Từ khóa: tu van suc khoe truc tuyentu van suc khoe,  suc khoe tre em,  suc khoe va doi song

Suc khoe tre em - Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phospho.

>> Sức khỏe trẻ em – Kẽm với sức khỏe trẻ em

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Hãy tăng cường suc khoe tre em và phòng còi xương cho trẻ bằng những kiến thức sau:


Tu van suc khoe: Suc khoe tre em dưới 3 tuổi: Còi xương ở trẻ


Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi ảnh hưởng tới suc khoe tre em, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi - phospho; những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ. Bởi vậy hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để đảm bảo suc khoe tre em.

Tư vấn suc khoe va doi song suc khoe tre em: Còi xương thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi

Suckhoe68.com tổng đài tu van suc khoe truc tuyen sẽ giúp bạn khắc phục bệnh còi xương ở trẻ em. Chuyên mục suc khoe va doi song sẽ liệt kê ra những biểu hiện của trẻ còi xương ảnh hưởng tới suc khoe tre em

- Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ.
- Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.
- Các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê.
- Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.
- Răng mọc chậm, trương lực cơ nhẽo, táo bón.
- Chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…
- Trong trường hợp còi xương cấp tính: trẻ có thể bị co giật do hạ can xi máu.

Suc khoe tre em: Những trẻ dễ có nguy cơ bị còi xương
- Trẻ sinh non, đẻ sinh đôi.
- Trẻ nuôi bằng sữa bò.
- Trẻ quá bụ bẫm.
- Trẻ sinh vào mùa đông.

[youtube=http://youtube.com/watch?v=2Tl8msD-yog]


Tu van suc khoe - Phân biệt còi xương và bệnh còi cọc

Trẻ còi cọc: trẻ bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, cũng có thể kèm còi xương hoặc không.

Bệnh còi xương: có thể gặp ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm, do nhu cầu về canxi, phospho cao hơn trẻ bình thường.

Cha mẹ cần làm gì để tăng cường suc khoe tre em khi trẻ bị còi xương?

- Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phospho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng.

- Cho trẻ uống vitamin D 4000 UI/ngày trong 4 - 8 tuần, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000 - 10.000 UI/ngày trong 1 tháng, hoặc cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 UI/uống, 3 tháng tiêm nhắc lại một lần trong năm đầu tiên. Sử dụng theo hướng dẫn của Bác sỹ để đảm bảo tốt nhất cho suc khoe tre em.

- Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: canxi B1 - B2 - B6: 1 – 2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1 - 2 thìa cà phê/ngày.

- Cho trẻ bú mẹ; ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày (cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương); cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ: vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.

Tu van suc khoe: Phòng bệnh còi xương cho trẻ

Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh còi xương cho trẻ em giúp bạn có thể chăm sóc suc khoe tre em một cách tốt nhất
- Khi có thai các bà mẹ phải làm việc nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị đẻ non, có thể uống vitamin D khi thai được 7 tháng: 600.000UI/3 tuần, mỗi tuần 200.000UI.
- Sau khi sinh cả mẹ và con không nên ở trong phòng tối và kín, phòng ở thoáng mát và đầy đủ ánh sáng.
- Sau khi sinh 2 tuần cho trẻ ra tắm nắng 15 - 20 phút/ngày vào buổi sáng (trước 9 giờ).
- Cho trẻ uống vitamin D 400UI/ ngày trong suốt năm đầu tiên nhất là về mùa đông.
- Khi trẻ ăn bổ sung: cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh và dầu mỡ.

Hãy gọi điện đến tổng đài tu van suc khoe truc tuyen 19008909 để được tu van suc khoe cụ thể về bệnh còi xương ở trẻ và những vấn đề về suc khoe tre em.

Nguồn: Suckhoe68.com


Tin liên quan:

>> Tư vấn sức khỏe thai sản: Thời điểm khám thai và thuật ngữ cần biết

>> Lịch khám thai cho bà bầu, tiêm phòng cho sản phụ – Sức khỏe sinh sản phụ nữ

>> Khắc phục dấu hiệu có thai buồn nôn và nôn – Tư vấn sức khỏe sinh sản

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Posted by Unknown |
Từ khóa: tư vấn sức khỏe sinh sảndấu hiệu có thaitu van suc khoe sinh sanhien tuong co thaisuc khoe sinh sankham thai

Buồn nôn và nôn là dấu hiệu có thai gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến suc khoe sinh san của của thai phụ và sức khỏe của thai nhi. Làm sao để khắc phục dấu hiệu có thai buồn nôn và nôn và cách điều trị?

>> Sức khỏe sinh sản: 10 điều phụ nữ mang thai cần biết



Tư vấn sức khỏe sinh sản: Khắc phục dấu hiệu có thai buồn nôn và nôn


Thuốc điều trị dấu hiệu có thai : buồn nôn và nôn trong thai kỳ

1. Nhóm thuốc kháng histamin
Dimenhydrinat (diphenhydramin): 50-100mg PO 3-4 lần/ngày tùy theo nhu cầu.
50 mg/ml IM/IV mỗi 4 giờ tùy theo nhu cầu.
Doxylamin: 10mg PO có thể tới 4 lần/ngày tùy theo nhu cầu.
Hydroxyzin: 25-100mg PO 4 lần/ngày tùy theo nhu cầu.
Meclozin (meclizin): 25-50 mg PO mỗi ngày.
Promethazin: 25mg PO trước khi ngủ có thể lên tới 100mg/ngày tùy theo nhu cầu.
Ban đầu 25mg IM/IV mỗi 12h sau đó 10-25mg IM/IV mỗi 4-6h.
Trimethobenzamid : 250mg PO 3-4 lần/ngày tùy theo nhu cầu.
200mg đặt trực tràng 3-4 lần/ngày tùy theo nhu cầu.
PO: per os (đường uống)
IM:intramuscular injection (tiêm bắp)
IV: intravenous injection (tiêm tĩnh mạch)
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc khắc phục dấu hiệu có thai buồn nôn và nôn
Không có bằng chứng chứng minh rằng liều điều trị của các thuốc kháng histamin có liên quan tới tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Phản ứng bất lợi:
Ức chế hệ thần kinh trung ương bao gồm: buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, mất phối hợp vận động.
Tác dụng an thần có xu hướng giảm sau khi sử dụng liên tục.
Nhức đầu, suy giảm tâm lý, khô miệng, nhìn mờ, bí tiểu, táo bón và trào ngược dạ dày thực quản, buồn nôn/nôn, tiêu chảy, đau thượng vị, đánh trống ngực, loạn nhịp tim.
Sử dụng cẩn thận ở những bệnh nhân có bệnh glaucoma góc đóng, bí tiểu, động kinh, suy gan, suy thận.

[youtube=http://youtube.com/watch?v=E3_C4CaXpOo]


2. Nhóm thuốc phenothiazines khắc phục hien tuong co thai buồn nôn và nôn
Chlorpromazin: 10-25mg PO 3-4 lần/ngày theo nhu cầu.
Prochlorperazin: 5-10mg PO 3-4 lần/ngày theo nhu cầu. 12.5mg IM. Sau 6h chuyển sang dạng uống, liều lượng tùy theo nhu cầu.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc khắc phục dấu hiệu có thai buồn nôn và nôn
Phenothiazin (chlorpromazin, prochlorperazin) có hiệu quả trong điều trị buồn nôn và nôn dạng nặng.
Phản ứng bất lợi: tác dụng kháng cholinergic (khô miệng, bí tiểu, nhìn mờ, táo bón), ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương (an thần, tác dụng ngoại tháp), các tác dụng phụ khác (quá mẫn, phản ứng với ánh sáng).
- Chống chỉ định ở những bệnh nhân có tiền sử trầm cảm, hôn mê, ức chế tủy xương, khối u tuyến thượng thận, khối u phụ thuộc prolactin.
Sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân suy gan, suy thận, bệnh lý tim mạch, bệnh lý mạch máu não hoặc bệnh lý hô hấp, glaucoma góc đóng, tiền sử vàng da, bệnh Parkinson, suy giáp, nhược cơ nặng​​, liệt ruột, bí tiểu, động kinh, co giật, nhiễm trùng cấp tính hoặc giảm bạch cầu…
- Bệnh nhân nên nằm trong ít nhất 30 phút sau khi tiêm chlorpromazin, giám sát chặt chẽ huyết áp khi sử dụng thuốc.
3. Thuốc ức chế thụ thể dopamin, kích thích nhu động ruột – dạ dày
Liều dùng của metoclopramid:
5-10 mg PO3 lần/ngày theo nhu cầu hoặc
5-10 mg IM/IV mỗi 8h theo nhu cầu.
Không có bằng chứng kết luận hậu quả gây dị tật bẩm sinh khi người mẹ sử dụng metochlopramid trong ba tháng đầu thai kỳ.
Tác dụng phụ của thuốc khắc phục dấu hiệu có thai buồn nôn và nôn này: ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương (buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu, bồn chồn và trầm cảm, các triệu chứng ngoại tháp), ảnh hưởng trên hệ tiêu hóa (tiêu chảy), ảnh hưởng trên tim mạch (tăng huyết áp, hạ huyết áp).
4. Vitamin
Liều dùng của pyridoxin:
10-25mg PO 3 lần/ngày hoặc
10 mg pyridoxin kết hợp với 10mg doxylamin tùy theo triệu chứng có thể sử dụng tới 3 lần/ngày.
Sự kết hợp doxylamin/pyridoxin được coi là lựa chọn đầu tay điều trị dấu hiệu có thai: buồn nôn và nôn trong thai kỳ dựa trên các bằng chứng xác minh cho tính hiệu quả và an toàn của nó. Doxylamin là một chất đối kháng thụ thể H1 đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị buồn nôn và nôn trong thai kỳ. Pyridoxin là co-enzym vận chuyển các acid amin và đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa protein.
Khắc phục hien tuong co thai buồn nôn và nôn: Pyridoxin không có tác dụng gây quái thai và ít có khả năng gây ra các tác dụng phụ hơn so với thuốc chống nôn kháng histamin, nhưng bằng chứng về lợi ích của nó trong điều trị buồn nôn và nôn ở giai đoạn đầu của thai kỳ vẫn còn hạn chế. Pyridoxin liều cao bổ sung trong thời gian dài đã được báo cáo gây ra các bệnh lý về thần kinh.
5. Thảo dược điều trị dấu hiệu có thai buồn nôn và nôn
Gừng: 1g PO mỗi ngày x 4 ngày.

Điều trị hỗ trợ khắc phục dấu hiệu có thai buồn nôn và nôn khi mang thai
Bên cạnh sử dụng thuốc để điều trị dấu hiệu có thai, hien tuong co thai: buồn nôn và nôn trong thai kỳ, khuyến cáo thai phụ thay đổi lối sống có thể cải thiện được tình trạng này.
Chế độ ăn uống: chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa với lượng thức ăn ít hơn, ăn chế độ ăn nhiều tinh bột, ít chất béo. Hạn chế các thức ăn cứng, các thức ăn có mùi vị khó chịu.

Tăng thời gian nghỉ ngơi, tránh tình trạng mệt mỏi.
Để được tư vấn sức khỏe sinh sảndấu hiệu có thai, hien tuong co thai... hãy gọi đến tổng đài tu van suc khoe sinh san 19008909 để được tư vấn cụ thể. Bạn có thể gọi đến tổng đài chăm sóc suc khoe sinh san 24/24 giờ.

Nguồn: Suckhoe68.com


Tin liên quan:

>> Cách chăm sóc trẻ sơ sinh: Lời khuyên cho mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

>> Tư vấn sức khỏe thai sản: Thời điểm khám thai và thuật ngữ cần biết

>> Lịch khám thai cho bà bầu, tiêm phòng cho sản phụ – Sức khỏe sinh sản phụ nữ

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Posted by Unknown |
Từ khóa: kham thaitu van suc khoe sinh sanhien tuong co thaitư vấn sức khỏe sinh sảndấu hiệu có thai,  suc khoe sinh san

Tiêm phòng trước và trong khi mang bầu và kham thai định kỳ  - không thể bỏ qua (google image)

>> Tư vấn sức khỏe thai sản: Thời điểm khám thai và thuật ngữ cần biết

 lich-kham-thai-cho-ba-bau-2


Lịch kham thai cho bà bầu, tiêm phòng cho sản phụ - suc khoe sinh san phụ nữ


Ví dụ: với các bà mẹ Việt Nam hiện nay khi nhận thấy mình có dấu hiệu có thai thì hầu hết trong số họ chưa có ai đã tiêm đủ liều vacxin phòng uốn ván để có thể có miễn dịch suốt đời (5 lần tiêm trong 3 năm với khoảng cách từ một tháng đến sáu tháng rồi một năm)

Ngay từ khi lọt lòng mẹ, trẻ em đã cần tiêm chủng vacxin phòng bệnh và lịch tiêm chủng được hoàn tất trước khi trẻ trưởng thành. Nếu một người phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ đã được tiêm chủng đủ loại vacxin phòng bệnh thì khi có thai họ không cần phải tiêm chủng phòng bệnh nữa.

Để phòng bệnh uốn ván, bà mẹ cần được tiêm hai mũi vacxin phòng uốn ván trong khi có thai và kham thai định kỳ.

Tuy nhiên, có những bà mẹ khi có hien tuong co thai thì vẫn cần phải kham thai và cần tiêm chủng một số loại vacxin nào đó để phòng ngừa các tai biến nghiêm trọng cho cả mẹ và con.

Vì thế để phòng bệnh uốn ván, bà mẹ cần được tiêm hai mũi vacxin phòng uốn ván trong khi có thai. Mũi thứ hai tiêm sau mũi thứ nhất ít nhất 4 tuần (một tháng) và mũi thứ hai phải tiêm trước ngày đẻ ít nhất một tháng thì mới bảo đảm kết quả phòng tránh được bệnh.

Sở dĩ người ta ít nhiều e ngại không muốn tiêm chủng vacxin cho người có thai vì hai lý do:

+ Nhiều vacxin được bào chế từ vi sinh vật còn sống chỉ giảm độc lực (để không gây bệnh cho người được tiêm) sẽ có thể trở thành nguy cơ đối với thai nhi.

+ Sau khi tiêm chủng, phản ứng phụ của một số loại vaxin quá mạnh có thể làm cho mẹ bị sốt cao và từ đó ảnh hưởng xấu cho thai.

Cho đến nay, khoa học đã xếp các vacxin đối với người có thai thành ba nhóm:

- Nhóm 1: bao gồm những vacxin hoàn toàn vô hại đối với thai, ngược lại còn tác dụng bảo vệ thai sau khi đẻ ra trong vài tháng đầu tiên nhờ chất kháng thể của mẹ có được sau khi tiêm chủng đã chuyển sang con qua hàng rào rau thai. Đó là các vacxin phòng uốn ván, vacxin chống viêm gan virút B, vacxin phòng bại liệt bào chế từ những virut đã bất hoạt, vacxin phòng cúm .

- Nhóm 2: là những vacxin có thể tiêm chủng trong một số hoàn cảnh như vacxin phòng bệnh tả (khi có dịch ở khu vực người mẹ sống), vacxin phòng bệnh dại (khi bà mẹ bị chó dại cắn hoặc chó nghi ngờ bị dại cắn), vacxin chống bệnh sốt vàng.

- Nhóm 3: là các vacxin không được dùng cho các bà mẹ đang có thai, bao gồm vacxin phòng bạI liệt uống (chế bằng vi rút giảm độc lực) của Sabin, vacxin chống bệnh ho gà, bạch hầu, thương hàn, sởi, quai bị và lao (BCG).

[youtube=http://youtube.com/watch?v=Z49POJLxa1w]


Lịch tiêm phòng, kham thai cho thai phụ :

Lần 1: Tuần thứ 5

- Siêu âm 2D (kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung)
Kham thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 2: Tuần thứ 8

- Siêu âm 2D (kiểm tra tim thai)
Kham thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 3: Tuần thứ 12

- Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
Kham thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 4: Tuần thứ 16

- Siêu âm 2D
- Kham thai, kiểm tra nội tiết
- Xét nghiệm máu (Tripple test)
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống canxi, sắt và magie B6
- Uống (tiêm) nội tiết (nếu cần)

Lần 5: Tuần thứ 20

- Siêu âm 2D
Kham thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
- Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

Lần 6: Tuần thứ 22

- Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
- Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

Lần 7: Tuần thứ 26

- Siêu âm 2D
Kham thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
- Kiểm tra thai máy (3 lần/ ngày)

Lần 8: Tuần thứ 30

- Xét nghiệm máu, thử tiểu
- Làm thủ tục đăng ký đẻ
- Tiêm phòng uốn ván (AT1)
Kham thai, siêu âm 2D
- Uống vi chất dinh dưỡng
- Uống canxi, sắt
- Bắt đầu ăn nhạt cho đến khi sinh

Lần 9: Tuần thứ 32

- Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
- Kham thai
- Thử tiểu
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 10: Tuần thứ 34

Kham thai, thử tiểu, siêu âm
- Tiêm phòng uốn ván (AT2)
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 11: Tuần thứ 36

- Kham thai, thử tiểu, siêu âm
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 12: Tuần thứ 38

Kham thai, thử tiểu, siêu âm
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 13: Tuần thứ 39

- Kham thai, thử tiểu, siêu âm
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 14: Tuần thứ 40

Kham thai, thử tiểu, siêu âm
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Khi có những dấu hiệu có thai thì các bà mẹ đừng quên tiêm phòng trước và trong khi mang bầu nhé để đảm bảo suc khoe sinh san của mình được tốt nhất! (google image)

lich-kham-thai-cho-ba-bau-1


Lịch kham thai cho các bà mẹ khi mang bầu - tư vấn sức khỏe sinh sản


Mẹ cần tiêm phòng những bệnh gì?

Viêm gan B

Ở Việt Nam, rất nhiều người bị nhiễm virus viêm gan B. Trước khi có bầu, bạn cũng nên làm xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B. Vì bệnh này rất dễ tới bệnh ung thư gan.

Thủy đậu

Thủy đậu có thể gây sốt và vùng da nổi ban ngứa ngáy. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.

Trước khi chuẩn bị có bầu, bạn cũng nên tiêm phòng bệnh thủy đậu và ít nhất sau 2 tháng mới nên có em bé.

Uốn ván

Mẹ có thể tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai hoặc trong lúc mang thai mà hoàn toàn vô hại với em bé bằng cách kham thai định kỳ khi mang thai.

Uốn ván là một chứng bệnh tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây cứng cơ và mất nhận thức. Vi khuẩn gây uốn ván có thể được tìm thấy trong đất hay chất thải của động vật. Chúng sẽ xâm nhập vào mạch máu qua vết thương hở trên da; vì thế, thai phụ cần đi khám ngay khi có vết thương sâu hoặc vết thương nhiễm bẩn. Chứng uốn ván có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.

Lịch tiêm vacxin uốn ván cho phụ nữ

Mũi 1: Càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ cao. Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau mũi 1. Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong kỳ có thai sau. Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc trong kỳ có thai sau. Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc trong kỳ có thai sau. Không có khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm uốn ván.

Rubella

Đây là bệnh lành tính, khỏi trong thời gian ngắn và hoàn toàn có thể phòng ngừa. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm Rubella. Ngay cả người khỏe mạnh nhất cũng không nên thờ ơ với bệnh này vì vậy bạn cần kham thai định kỳ khi mang bầu.

Trước khi tiêm phòng Rubella, bạn cần nhớ chính xác xem mình đã tiêm chủng bao giờ chưa, có thể làm xét nghiệm và cần sự tư vấn của bác sỹ.

Tiêm phòng cúm

Bạn cũng nên tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang bầu để phòng tránh những bị hắt hơi, sổ mũi, cúm trong thời gian mang thai. Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, bà bầu nên tiêm phòng cúm trong mùa cúm, từ tháng 11 đến tháng 3. Văcxin phòng cúm được coi là an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Thời điểm tiêm phòng cúm tốt nhất là tháng 10 hoặc tháng 11 - giai đoạn cúm bùng phát mạnh.

Với trường hợp chưa tiêm phòng mà nhiễm cúm, bạn cần đi khám sớm, nghỉ ngơi và uống đủ nước. Hãy đi kham thai ngay nếu xuất hiện triệu chứng cúm như hắt hơi, ho hay chảy nước mũi, khó thở.

Lưu ý: Bạn có nhu cầu tư vấn sức khỏe sinh sản thì hãy gọi đến tổng đài 19008909 để được tu van suc khoe sinh san miễn phí, giúp đảm bảo suc khoe sinh san của phụ nữ đươc tốt nhất.

Suckhoe68.com (TH)


 Tin liên quan:

>> Sức khỏe sinh sản: 10 điều phụ nữ mang thai cần biết

>> Cách chăm sóc trẻ sơ sinh: Lời khuyên cho mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

>> Sức khỏe trẻ em – Kẽm với sức khỏe trẻ em