Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Posted by Unknown | File under :
Do cơ thể trẻ sơ sinh non nớt nên rất dễ mắc bệnh và diễn biến bệnh nặng như nhiễm khuẩn rốn, hô hấp, da,… dễ lan rộng thành nhiễm khuẩn máu, nên phụ huynh cần có cách chăm sóc trẻ sơ sinhđặc biệt.





Phụ nữ cần khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ tư vấn sức khỏe sinh sản để phòng ngừa tai biến sản khoa. Bé sinh đủ tháng, đủ cân nặng và khỏe mạnh là hạnh phúc lớn lao của cha mẹ. Vậy bạn có biết đặc điểm của trẻ sơ sinh đủ tháng và cách chăm sóc trẻ sơ sinh?

Đặc điểm của trẻ sơ sinh đủ tháng là khi sinh ra trẻ có : Trọng lượng lúc đẻ trên 2500 g, chiều dài trên 47 cm, khóc to , điểm Apgar 8 – 10 trong những phút đầu, sắc da mầu hồng, thở đều 40 – 50 lần/phút. Trẻ bú khỏe, không nôn, ỉa phân su ngay ngày đầu, không có dị tật bẩm sinh, thời gian chuyển dạ dưới 12h. Ối vỡ khi đẻ hoặc dưới 6h, nước ối trong không có mùi, mẹ khỏe không có bệnh, đẻ bình thường.

1. cách chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau đẻ

- Làm thông thoáng mũi họng, hút đờm dãi ở mũi họng càng sớm càng tốt ngay sau đẻ. Nếu trẻ đã khóc thì không cần.

- Lau toàn thân bằng khăn khô và ấm.

- Cắt rốn bằng dụng cụ đã hấp 120oC trong 30 phút. Không bôi bất cứ thuốc gì vào rốn. Băng rốn bằng băng vô khuẩn.

- Tính điểm trẻ ra đời theo bảng Apgar sau 1 phút, 5 phút, 10 phút để đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ.

- Kiểm tra phát hiện dị tật bẩm sinh nếu có.

- Đặt trẻ nằm nghiêng một bên, ủ ấm.

2. cách chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng hằng ngày

- Không nên tách mẹ, trừ khi bắt buộc.

- Cho bú càng sớm càng tốt, muộn nhất là 1h sau đẻ. Cho bú từ 6 – 12 lần/ngày.

- Quan sát trẻ hàng ngày: Sắc da bình thường (mầu hồng nhạt), khi thấy da vàng hay tím tái, có mụn phỏng… là không bình thường; Nhịp thở 40 – 60 lần/phút; nhịp tim đều 120 lần/phút; bụng mềm hay chướng, tính chất phân, số lần ỉa trong 1 ngày (bình thường trẻ ỉa phân su ngay trong ngày đầu); theo dõi thân nhiệt (bình thường từ 36-37oC).

- Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh: Trong thời gian rốn chưa rụng, phải thay băng hàng ngày bằng băng đã được hấp vô khuẩn. Không để rốn ướt, khi thấy ướt hoặc có mủ cần đưa đến bệnh viện để điều trị.

- Chăm sóc da: Trên da trẻ sơ sinh thường có một lớp gây mầu trắng hoặc vàng nhạt, có tác dụng bảo vệ, nuôi dưỡng da, giữ nhiệt cho cơ thể và trống nhiễm khuẩn. Vì vậy không nên lau sạch lớp gây, cần thấm và lau sạch lớp gây ở những nếp gấp như cổ, bẹn, nách. Sang ngày thứ 2 dùng khăn ấm và ướt để lau cho trẻ.

- Cách tắm cho trẻ sơ sinh: Đối với trẻ sơ sinh phải tắm bằng nước sạch và ấm, lau từng phần. Lau nửa người trên, lau khô, cuốn ấm, lau tiếp nửa người dưới rồi lau khô và ủ ấm cho trẻ. Sauk hi tắm xong, đặt trẻ nằm nghiêng 1 bên để tránh sự trào ngược của các chất từ dạ dày vào phổi.

- Chăm sóc đường thở: Ngay sau khi đẻ nếu trẻ sơ sinh không khóc ngay, có thể trẻ bị ngạt, ngừng thở, cần được cấp cứu (hà hơi thổi ngạt, bóp tim ngoài lồng ngực). Nếu trẻ thở nhanh trên 60 lần 1 phút hoặc thở quá chậm, có cơn ngừng thở, môi hơi tím, đùn nhiều bọt mép, bỏ vú thì có thể trẻ bị viêm phổi, cần được điều trị tại bệnh viện.

- Cách cho trẻ sơ sinh ăn: Cần cho trẻ bú mẹ ngay, càng sớm càng tốt, không có sữa cũng cho bú để sữa mẹ về sớm và tử cung co hồi tốt. Cho trẻ sơ sinh bú 6-12 bữa một ngày, bú theo nhu cầu, cho trẻ bú mỗi bên ít nhất 5 phút, cách 2-3h cho trẻ bú 1 lần. Nếu bú xong vú vẫn còn căng sữa cần vắt đi để tuyến sữa tiết ra nhiều sữa.

- Chuẩn bị không gian phòng để nuôi trẻ sơ sinh: Phải thoáng, sạch, đủ ánh sáng, ấm, không có gió lùa, nhiệt độ trong phòng là 28-30o. Không để trẻ ướt, tã lót phải được thay thường xuyên.

Hãy ghi nhớ, nắm vững các cách chăm sóc trẻ sơ sinh trên đây để bảo vệ bé yêu ngay từ thời kỳ đầu non yếu.
BS suckhoe68

Tags:
tu van suc khoe truc tuyentư vấn sức khỏe sinh sảntu van suc khoe sinh sankham thaiphu nu sau khi sinhhien tuong co thaisuc khoe sinh sandấu hiệu có thaisuc khoe tre emcach cham soc tre so sinhsuc khoe va doi song

1 nhận xét: