Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Posted by Unknown |
Tags:
tu van suc khoe truc tuyentư vấn sức khỏe sinh sảntu van suc khoe sinh sankham thaiphu nu sau khi sinhhien tuong co thaisuc khoe sinh sandấu hiệu có thaisuc khoe tre emcach cham soc tre so sinhsuc khoe va doi song

- Sau đây là cach cham soc tre so sinh giúp các bà mẹ cho con bú sớm trong một giờ đầu sau sinh. Ngay sau khi sinh, nếu mẹ không uống thuốc, bé chào đời bình thường khỏe mạnh, thì có thể cho con bú mỗi bên vú vài phút. Những giọt sữa non (colustrum) rất là quý giá vì có nhiều chất bổ dưỡng, kháng thể, kích thích sữa non xuống sớm, và giúp co hồi tử cung cho mẹ..



Cách chăm sóc trẻ sơ sinh: Hướng dẫn cho trẻ bú đúng cách

Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới:

- Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Không cho trẻ sơ sinh ăn uống bất kỳ thứ gì ngoài sữa mẹ khi có chỉ định của bác sĩ.

- Bắt đầu cho bé ăn dặm từ tháng thứ 6 và tiếp tục cho bú sữa mẹ đến 24 tháng.

- Cho bé bú theo nhu cầu. Thời gian cho con bú tùy theo bé, cho bé bú đến khi nào no, tự rời vú mẹ sau khi bú xong một bên, nếu bé chưa đủ no thì chuyển sang vú bên kia.

- Trong trường hợp trẻ đẻ non, yếu không mút được vú mẹ, hoặc trường hợp mẹ ốm nặng, mắc một số bệnh không cho con bú được cần phải vắt sữa vào cốc và cho trẻ ăn bằng thìa. Khi bé bị bệnh, ngay cả khi bé bị tiêu chảy, vẫn tiếp tục cho bé bú mẹ.

Cách bế bé khi cho búcach cham soc tre so sinh: 4 điểm then chốt

1.Đầu và người bé nằm trên một đường thẳng

2.Mặt của bé quay vào vú, mũi của bé đối diện với núm vú.

3.Bà mẹ phải bế bé vào người, mặt mẹ nhìn âu yếm bé.

4.Bà mẹ đỡ mông bé

Cách nâng bầu vú khi cho bé bú:

- Ngón tay cái để trên vú.

- Các ngón tay còn lại tựa vào ngực phía dưới vú.

- Ngón tay trỏ nâng vú

Hướng dẫn bà mẹ giúp trẻ ngậm bắt vú đúng

- Chạm vú vào môi trên bé .

- Đợi đến khi miệng bé mở rộng.

- Đưa miệng bé vào vú sao cho môi dưới của bé ở dưới núm vú

Biện pháp giúp tăng cường nguồn sữa mẹ?

6 lời khuyên cho các bà mẹ cho con bú:

1. Giữ tâm trạng vui vẻ thoải mái:

Khi mới ôm đứa bé vào lòng người mẹ trẻ thường căng thẳng, điều đó không có lợi cho việc lưu thông máu huyết, ảnh hưởng tới việc tiết sữa. Vì vậy bạn hãy thật thoải mái khi cho con bú, vì con, hãy quên hết mọi điều phiền muộn trong lòng. Giữ tinh thần yên tĩnh, điều độ vui tươi. Cuộc sống gia đình hòa thuận, hạnh phúc, không phải lo lắng buồn phiền cũng góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn nguồn sữa mẹ, một lời khuyên tốt giúp bạn có cach cham soc tre so sinh được tốt hơn.

2. Chọn tư thế thích hợp

Để bé có thể bú được một cách thuận lợi, có người mẹ suốt một thời gian dài cúi đầu so vai cong lưng, dẫn tới đau mỏi cổ và lưng. Thực ra để chọn được một tư thế thoải mái cho cả mẹ và bé không khó, bạn có thể tự thử nhiều cách. Nếu vẫn thấy quá khó, thì trên thị trường hiện nay có bán loại gối cho con bú cong hình chữ C, để đỡ bé, rất thích hợp dùng cho mùa đông, sau này còn có thể giúp bé tập ngồi. Nếu không có điều kiện mua gối hình chữ C, bạn có thể thay thế gối cho bú bằng một chiếc gối ngủ cao nhưng không quá mềm. Cần chú ý là tư thế thoải mái nhưng phải đảm bảo cho bé ngậm sâu vào quầng nhũ. Nếu một thời gian dài bé ngậm không đúng cách, kéo dài đầu nhũ, thì không chỉ là bé khó ép cho sữa ra mà còn làm tổn thơng đầu nhũ, làm đau hoặc có thể gây viêm nhiễm.

3. Đừng chán nản

Thời gian gần đây đa số các sản phụ ít sữa, không chỉ các sản phụ mổ đẻ mà ngay cả những sản phụ đẻ thường cũng vậy. Có thể việc nuôi con bằng sữa mẹ phải mất nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần để đi vào quỹ đạo. Đó là điều rất bình thường. Vì thế, hãy bình tĩnh và kiên nhẫn thay vì vội tỏ ra thất vọng. Hãy cố gắng cho bé bú ngay sau khi sinh, chính động tác bú của bé sẽ kích thích việc tiết sữa. Đây là phản xạ có điều kiện giữa mẹ và con. Điều quan trọng nhất là bạn phải có niềm tin.

4. Chú ý chăm sóc đầu nhũ

Cố gắng không để đầu nhũ bị tổn thương. Đầu nhũ bị tổn thương không chỉ ảnh hưởng đến việc bú của bé mà còn làm tăng gánh nặng tâm lý cho mẹ.

Nếu đau vú cũng vẫn cần cho con bú. Khi đau quá không thể cho con bú được thì vắt hoặc hút sữa ra cốc, chén đã luộc kỹ và dùng thìa con bé uống.

Khi nhũ hoa đã bị tổn thương, bạn không nên trực tiếp mặc áo lót chất cotton, vì áo sẽ dính vào chỗ bị tổn thương, khi cởi áo không cẩn thận càng làm vết thơng nặng hơn.

Nếu đầu nhũ bị đỏ, đau hay bị nứt (dân gian gọi là nứt cổ gà), bạn không nên chần chừ hãy hỏi ý kiến bác sĩ, hiện nay có loại thuốc bôi, không cần rửa lại cho đến khi bé bú, thuốc đồng thời giúp bé hết rơ lưỡi (tưa lưỡi). Nhưng cần có ý kiến bác sĩ, dù là thuốc tốt bạn cũng không nên tự mua dùng cho bản thân và bé.

5.Nghỉ ngơi

Nhiều sản phụ cho rằng sức khoẻ mình tốt, nên vừa mới sinh con được vài ngày là bận rộn với việc này việc kia, dẫn tới cơ thể mệt mỏi, như vậy sẽ làm lượng sữa tiết ra ít hơn, mà chất lượng giảm đi. Vì vậy để đảm bảo cả về chất và lượng sữa sản phụ cần nghỉ ngơi nhiều, ngủ đẫy giấc 8 tiếng mỗi ngày hoặc hơn. Hãy tranh thủ ngả lưng khi bé ngủ và nhờ những người thân làm giúp việc nhà. Bạn đừng quên là việc dọn dẹp nhà cửa hay giặt giũ quần áo ai cũng có thể làm giúp bạn được nhưng việc cho con bú chỉ mình bạn làm được!

6.Ăn uống đủ dinh dưỡng

- Bé bú sẽ làm bạn tiêu hao một lượng lớn năng lượng. Bà mẹ nuôi con bú cần ăn uống cân đối, đầy đủ năng lượng, đạm, sắt, canxi, I-ốt…Nên ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm, bao gồm đạm động vật như gia cầm, trứng, cá thịt... và đạm thực vật lấy từ cây họ đậu. Chú ý các thực phẩm giàu canxi và các vi chất khác như magiê, kẽm cũng cần bổ sung đầy đủ. Việc cung cấp các thực phẩm giàu canxi giúp trẻ phát triển tối đa chiều cao, hệ xương răng tốt. Bên cạnh đó, người mẹ không bị chứng hạ canxi huyết và phòng ngừa được chứng loãng xương sau này. Canxi có nhiều trong sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, trứng...Khi các bà mẹ ăn uống đủ dinh dưỡng cũng là một trong những cach cham soc tre so sinh tốt nhất.

- Ăn nhiều rau quả, trái cây tươi để tăng lượng vitamin trong sữa mẹ.

- Ăn thêm thức ăn giàu DHA như cá biển (cá thu, cá hồi, cá kiếm...) để cung cấp đầy đủ DHA cho não trẻ phát triển đầy đủ.

- 90% sữa mẹ là nước, để có được nhiều sữa, bà mẹ nên uống nhiều nước - sữa càng tốt. Ăn canh, súp, uống sinh tố... (mỗi ngày khoảng 2 lít, vào mùa hè nên uống nhiều hơn do ra mồ hôi nhiều)

- Kinh nghiệm dân gian để có nhiều sữa, bà mẹ có thể ăn cơm nếp, cháo móng giò, nước sắc lá mít mật.

Những điều cần tránh khi cho con bú mẹcach cham soc tre so sinh

- Không nên ăn uống kiêng khem quá mức (ăn thịt kho tiêu, rất cay, rất mặn).

- Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị (hành, tỏi, ớt..), không uống rượu, cà phê và hút thuốc lá.

- Tránh lao động quá mức.

- Tránh lo lắng, buồn phiền, giận dữ.

- Khi cho con bú nếu cần dùng thuốc men phải hỏi ý kiến thầy thuốc, không nên tự động dùng thuốc vì có thể nguy hại cho con và có thể làm cạn nguồn sữa mẹ.

Trường hợp nào sữa mẹ không được cho con dùng?

1-Khi bầu vú mẹ bị sưng , nhiễm trùng, tác nhân gây bệnh có thể truyền sang con;

2-Mẹ mắc các bệnh trầm trọng như lao phổi, tiểu đường, bệnh tim, thận, thiếu hồng cầu hoặc thiếu dinh dưỡng;

3- Mẹ có bệnh tâm thần đang uống thuốc điều trị.

4- Khi em bé sinh ra có khuyết tật chẻ môi (cleft palate) hoặc biết là không hợp với sữa mẹ thì cũng không nên cho bú. Riêng với dược phẩm thì hầu hết khi mẹ dùng đều tiết qua sữa. Ảnh hưởng tùy theo loại thuốc, số lượng trong sữa và khả năng hấp thụ của em bé. Khi dùng các thuốc sau đây thì không cho con bú: thuốc atropine, thuốc warfarin ngăn đông máu; thuốc chữa bệnh tuyến giáp; thuốc chữa ung thư; thuốc có chất á phiện; kháng sinh tetracycline, metronidazole và nhiều thuốc khác. Cần hỏi bác sĩ về cho con bú khi dùng bất cứ loại dược phẩm nào. Cafeine, nicotine được coi như vô hại, nhưng nếu quá nhiều thì sẽ có tác dụng không tốt tới em bé.

Vì sao rất nhiều phụ nữ rất muốn nuôi con bằng sữa mẹ mà không thực hiện được?

Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp nuôi dưỡng tự nhiên và tối ưu nhất đối với sự phát triển trẻ nhỏ. Tuy nhiên tại Việt Nam, theo điều tra dinh dưỡng quốc gia năm 2009, trong số 97% bà mẹ cho con bú chỉ có 55% cho trẻ bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, 10% bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sau sinh và hơn 36% bà mẹ có ý định cho con bú kéo dài đến 24 tháng tuổi. Không có thói quen tốt trong việc nuôi con bằng sữa mẹ là một nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ vì vậy để giảm tình trạng này cần phải có những hành động thiết thực nhằm thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Vì sao rất nhiều phụ nữ rất muốn nuôi con bằng sữa mẹ mà không thực hiện được? Một trong số lý do thường gặp là do khả năng sản xuất sữa của cơ thể của ngưòi mẹ quá ít, lý do thứ hai là do công việc hoặc hoàn cảnh quá bận hoặc những người mắc bệnh truyền nhiễm buộc phải cách ly đứa con, ngoài ra còn phải kể đến những nguyên nhân khác trong đó có cả lý vì đứa trẻ không chịu bú hoặc gặp khó khăn khi bú...Những nguyên nhân trên làm cho sữa người mẹ bị hạn chế tiến tới bị ngưng hoàn toàn hoặc về nhiều gây lãng phí .

Theo các nghiên cứu khoa học thì rất hiếm có trường hợp người mẹ không thể sản xuất sữa, mà phần lớn là do sữa về nhiều phải điều chỉnh ăn uống để giảm lượng sữa tiết lưu.Trong trường hợp này nên vắt và bảo quản để dùng khi người mẹ đi vắng. Thời gian vắt nên duy trì khoảng 20 phút/lần, 8 lần trong vòng 24 giờ - đây là quá trình hợp lý đủ để cơ thể sản xuất ra đủ lượng sữa cần thiết.

Cách vắt sữa để phục vụ cho việc nuôi con bằng sữa mẹ

• Vắt thủ công

Sử dụng hai tay để vắt, đây là phương pháp phổ thông và vệ sinh nhất, tuy nhiên cần chú ý đến vệ sinh dụng cụ chứa như bình, cốc... Trước khi vắt sữa cần rửa sạch hai tay, dùng phương pháp massage bầu vú từ trên xuống dưới với điểm dừng là núm vú. Mục đích của việc làm này là làm cho các đường ống dẫn sữa lưu thông tốt hơn, sữa tiết đều hơn. Mỗi bên cần vắt trong thời gian 5-7 phút sau đó chuyển sang bầu vú bên kia.

• Bơm ngực truyền thống

Đây là phương pháp đơn giản dùng bơm tay có bầu bóp bằng cao su, có tác dụng hút sữa trong bầu vú ra.Tuy hiệu quả và mất ít công sức hơn nhưng lại không đảm bảo vệ sinh vì rất khó tiệt trùng.

• Dùng bơm hút cơ học

Đây là phương pháp thao tác nhanh, rất phù hợp cho những trường hợp sữa ra nhiều hoặc những người không có nhiều thời gian.

Cách bảo quản sữa sau khi vắt

Trước tiên cần phải bảo quản sữa trong thiết bị vệ sinh, tiệt trùng. Sau đó đậy kín đưa vào tủ lạnh bảo quản. Khi trẻ bú có thể dùng thìa bón, không nên cho vào bình bú như sữa bột. Không nên đun sữa nóng, chỉ cần để bình chứa vào nước nóng trong vài phút là được. Điều quan trọng nhất trong việc nuôi con bằng sữa mẹ kiểu này là cách vắt và bảo quản, đây là phương nuôi con bằng sữa mẹ tối ưu nhất, vừa tiết kiệm được thời gian, tiền bạc lại có giá trị cao về dinh dướng, nhất là những bà mẹ bận rộn, không có điều kiện cho con bú trực tiếp.

Nguồn: BV Nhi TW 

Chú ý:  Khi có những thắc mắc về cach cham soc tre so sinh hãy gọi đến tổng đài tư vấn suc khoe tre em 19008909 để được tư vấn cụ thể.

Tags:
tu van suc khoe truc tuyentư vấn sức khỏe sinh sảntu van suc khoe sinh sankham thaiphu nu sau khi sinhhien tuong co thaisuc khoe sinh sandấu hiệu có thaisuc khoe tre emcach cham soc tre so sinhsuc khoe va doi song

Các bài viết liên quan:

>> Tư vấn sức khỏe sinh sản – Cách dùng thuốc tiêm tránh thai
>> Sức khỏe trẻ em – Thực phẩm thay thế cho trẻ khi bị dị ứng sữa bò
>> Cách chăm sóc trẻ sơ sinh với 1 số biểu hiện thường gặp

1 nhận xét: