Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Posted by Unknown |
Tags:
tu van suc khoe truc tuyentư vấn sức khỏe sinh sảntu van suc khoe sinh sankham thaiphu nu sau khi sinhhien tuong co thaisuc khoe sinh sandấu hiệu có thaisuc khoe tre emcach cham soc tre so sinhsuc khoe va doi song

Trẻ bị dị ứng với sữa bò có thể chuyển cho bé uống sang sữa dê (là loại sữa động vật ít gây tình trạng dị ứng đạm sữa hơn sữa bò). Tuy nhiên, các bác sỹ cũng khuyến cáo rằng, vẫn có một số lượng nhỏ các em dị ứng với sữa bò cũng dị ứng đạm sữa đậu nành, vậy bạn nên chú ý và chăm sóc suc khoe tre em được tốt nhất.



1/ Không dung nạp Lactose

Lactose là dạng đường chủ yếu có trong sữa và các sản phẩm từ sữa và được tiêu hóa trong ruột nhờ sự trợ giúp của men gọi là lactase. Men lactase là chất giúp cắt đôi phân tử đường lactose thành 2 thành phần đơn giản dễ hấp thu hơn là galactose và glucose. Nếu không có hoặc thiếu hụt men này cơ thể bạn sẽ không dung nạp được lactose, nghĩa là dẫn đến tình trạng đường lactose (không được hấp thu) bị lên men và gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy...

Biểu hiện: Sau khi ăn sữa hoặc các sản phẩm từ sữa bạn sẽ bị trướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, đau quặn bụng hoặc đi ngoài phân lỏng. Rối loạn này xuất hiện trong vòng nửa giờ sau khi ăn và hết sau một ngày khi bạn không dùng loại thực phẩm trên nữa.

Chẩn đoán: không dung nạp dựa trên việc tránh ăn các sản phẩm có sữa trong vài ngày để xem triệu chứng có mất đi không hoặc dựa trên các xét nghiệm như xét nghiệm máu và xét nghiệm lượng hydro thải ra sau ăn lactose.

Cách khắc phục tình trạng không dung nạp lactose:

Cách đơn giản nhất là tránh dùng các sản phẩm chứa lactose. Tuy nhiên đối với những người cần uống nhiều sữa để cung cấp đầy đủ chất và can xi như trẻ nhỏ để chăm sóc tốt hơn suc khoe tre em, phụ nữ có thai, phụ nữ thời kỳ mãn kinh có nguy cơ loãng xương cao, thì giảm bớt sử dụng thức ăn và nước uống có chứa lactose (hàm lượng lactose trong thành phần thức ăn/nước uống có ghi rõ trên hộp). Những sữa không dung nạp Lactose như: Enfalac lactose free, Dumex lactofree…

Hoặc ngưng uống sữa một thời gian và khi uống sữa trở lại thì nên uống ít một để cho cơ thể thích nghi dần với sữa. Nên sử dụng sữa đậu nành hoặc sữa đã được thủy phân một phần thành polypeptides hoặc thủy phân hoàn toàn thành acid amin.

Có thể bổ sung men lactase (ở trẻ nhỏ cho dưới dạng thuốc giọt (cho trực tiếp vào sữa), ở trẻ lớn cho dưới dạng viên nhai theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với trẻ nhỏ, sữa rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ và suc khoe tre em, khi trẻ uống sữa mà bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, thì trước tiên có thể cải thiện bằng cách:

+ Cho uống sữa từng ít một (chia nhỏ bữa sữa).

+ Cho ăn thêm bơ (bơ chứa đầy đủ thành phần chất dinh dưỡng của sữa nhưng ít lactose hơn sữa).

+ Cho trẻ uống sữa cùng lúc với ăn thức ăn đặc: ngũ cốc, chuối... (thức ăn đặc được hấp thu chậm sẽ làm cho tình trạng bất dung nạp lactose được kiểm soát tốt hơn).

+ Cho ăn thêm sữa chua cũng có nhiều thành phần chất dinh dưỡng của sữa nhưng những vi khuẩn tốt trong sữa chua sẽ giúp tiêu hóa lactose.

Nếu trẻ vẫn còn có triệu chứng như trên và để đảm bảo suc khoe tre em thì tốt nhất bố mẹ nên cho trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn một chế độ ăn uống phù hợp, có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ

2/ Dị ứng sữa bò
Biểu hiện của dị ứng sữa bò (là tình trạng hệ miễn dịch trong cơ thể của trẻ "tấn công" một cách bất thường những thành phần protein trong thành phần của sữa gây ra phản ứng dị ứng) thường bị nhầm lẫn với tình trạng bất dung nạp lactose (tình trạng xảy ra khi cơ thể mất khả năng tiêu hóa lactose - một loại đường có trong sữa). Còn dị ứng với sữa bò, nếu ở thể nhẹ (đa phần trẻ em chỉ bị dị ứng sữa bò ở thể nhẹ) biểu hiện của dị ứng thường không rõ ràng.

Triệu chứng gợi ý thường chỉ là: trẻ bứt rứt khó chịu, quấy khóc thường xuyên, nôn trở nhiều, đau bụng, đi ngoài phân lỏng (có thể có ít máu trong phân), chậm tăng cân và tăng trưởng không đạt mức bình thường. Triệu chứng này cũng không khác nhiều lắm so với tình trạng bất dung nạp lactose (chướng bụng, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy...).

Những xét nghiệm đặc hiệu cho trẻ (thường là xét nghiệm phân, thử phản ứng dị ứng trên da hoặc xét nghiệm máu).

* Theo các thông kê cho thấy, có từ 1 - 7.5% trẻ nhỏ bị dị ứng với các protein chứa trong sữa bò. Hầu hết trẻ em ở thể bệnh này sẽ hết tình trạng bất dung nạp với sữa vào lúc 2 tuổi. Với trẻ bị rối loạn tiêu hóa liên quan đến bất dung nạp lactose thì chỉ cần đổi cho trẻ dùng các sản phẩm sữa làm từ sữa bò không chứa lactose (ví dụ các sản phẩm Lactofree của Dumex hay Enfa). Còn đối với trẻ bị dị ứng sữa bò thì có thể chuyển sang các sản phẩm sữa đạm đậu nành (ví dụ như Nursoy hay Frisosoy...).

* Trẻ bị dị ứng với sữa bò có thể chuyển cho bé uống sang sữa dê (là loại sữa động vật ít gây tình trạng dị ứng đạm sữa hơn sữa bò). Tuy nhiên, các bác sỹ cũng khuyến cáo rằng, vẫn có một số lượng nhỏ các em dị ứng với sữa bò cũng dị ứng đạm sữa đậu nành. Lúc này, cần phải cho trẻ chuyển sang sử dụng sữa công thức ít gây dị ứng - hypoallergenic - H.A (ví dụ Similac Isomil, Similac Alimentum hay Pregestamil). Thành phần đạm trong các sản phẩm này đã được xử lý đặc biệt để hạn chế tối đa việc gây dị ứng. Tuy nhiên giá thành của chúng thường đắt gấp ba lần so với sữa công thức thông thường.

* Ngoài ra, có thể sử dụng một số sản phẩm như sữa gạo (rice milk), sữa hạnh nhân, những sản phẩm ghi ngoài nhãn là Non-dairy hay Pareve (sản phẩm không chứa sữa)...

* Ngoài sữa, khi bé bắt đầu ăn dặm, bạn nên thận trọng với một số loại thực phẩm sau:

- Cá và hải sản: không nên cho trẻ ăn cá trước 6 tháng tuổi. Các loại thủy hải sản khác không nên cho trẻ ăn khi chưa được một tuổi. Sau đó cũng phải thử cho trẻ ăn dần với từng lượng nhỏ để thử phản ứng của trẻ.

- Lạc và các loại hạt (hồ đào, óc chó...): không nên cho các bé có tiền sử bị dị ứng ăn các loại hạt và các thực phẩm có thành phần này cho đến khi bé được 3 tuổi.

- Gluten: loại đạm có trong hạt ngũ cốc như lúa mì, mạch đen, lúa mạch và yến mạch - nên tránh cho em bé ăn trong 6 tháng đầu. Bạn có thể chọn sản phẩm được chế biến từ các loại ngũ cốc khác (bột gạo, bột ngô hay bột đại mạch - thường được ghi rõ trên bao bì là "không chứa Gluten").

- Trứng gà: trẻ em dưới 7 tháng tuổi thường được khuyên không nên ăn trứng gia cầm. Riêng lòng trắng trứng, chỉ nên thử cho bé ăn từ khi được 9 tháng tuổi. Trẻ đang cảm sốt không nên dùng trứng vì lượng đạm cao trong trứng sẽ khiến thân nhiệt của trẻ càng tăng cao, khó bình phục.

Bạn cũng nên tăng cường suc khoe tre em và hệ miễn dịch của trẻ bằng một chế độ dinh dưỡng và lối sống gần gũi với thiên nhiên. Những sản phẩm chế biến "siêu sạch" có thể an toàn với trẻ nhưng không giúp trẻ đương đầu với dị ứng thức ăn ở các lứa tuổi lớn hơn. Những sản phẩm tự nhiên được chọn lọc rất có lợi cho sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ, giúp tạo ra các kháng thể đối phó với tình trạng dị ứng thực phẩm.

* Có thể sử dụng các sản phẩm chứa các loại khuẩn sống có ích cho hệ tiêu hóa (ví dụ Cốm vi sinh Viabiovit kết hợp bổ sung đa dạng các vi khuẩn sống có ích trong đường ruột, các vitamin và 8 loại acid - amin cần thiết cho cơ thể. Hạn chế tình trạng dị ứng thực phẩm và rối loạn tiêu hóa; kích thích ăn ngon và tăng cường hấp thụ các dưỡng chất, đặc biệt ở trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, gầy yếu).

* Hoặc sử dụng các sản phẩm tăng cường miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể trẻ (ví dụ như sản phẩm Kidsmune với thành phần Delta Immune - là sản phẩm vi sinh học được làm từ thành tế bào của Lactobacillus Rhamnosus (một trong số hơn 20 dòng vi khuẩn có thể tách ra từ sữa chua) - có tác dụng giúp tăng cường chuyển hóa, hấp thụ tối đa dinh dưỡng trong thực phẩm cho trẻ nhỏ; đồng thời, được dùng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh hay gặp ở trẻ như: viêm đường ruột, tiêu chảy, viêm họng, viêm phế quản, viêm tai giữa, nhất là các loại viêm nhiễm tái phát nhiều lần.

Cũng có thể dùng Kidlac cho bé, thành phần chính của KIDLAC là 4 chủng vi khuẩn acid lactic (probiotic) được bao theo công nghệ bao kép thế hệ thứ IV (DUOLACTM) gồm bên trong là lớp bao protein và bên ngoài là lớp bao poly-saccharides. Kidlac có thể dùng cho trẻ em từ nhũ nhi đến 7 tuổi. Mỗi lần 1 gói (1 gam), ngày 2 lần, có thể dùng hàng ngày. Mùi vị thơm ngon, uống trực tiếp, pha với nước, sữa hoặc thức uống (nhiệt độ không qua 40oC).

Chú ý: khi có những thắc mắc về suc khoe tre em, hãy gọi điện đến tổng đài tư vấn suc khoe va doi song 19008909 để được tư vấn cụ thể.

Tags:
tu van suc khoe truc tuyentư vấn sức khỏe sinh sảntu van suc khoe sinh sankham thaiphu nu sau khi sinhhien tuong co thaisuc khoe sinh sandấu hiệu có thaisuc khoe tre emcach cham soc tre so sinhsuc khoe va doi song

Theo Suckhoe68.com


Các bài viết liên quan:

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đẻ non (trẻ đẻ thiếu tháng)
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh với 1 số biểu hiện thường gặp

1 nhận xét: