Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Posted by Unknown |
Từ khóa: tu van suc khoe sinh sankham thaitư vấn sức khỏe sinh sảnsuc khoe tre emsuc khoe sinh santu van suc khoe truc tuyen

Tu van suc khoe sinh san: Thời điểm kham thai và thuật ngữ cần biết - Khi mang thai để đảm bảo sức khỏe thai nhi thai phụ cần lưu ý đo độ mờ da gáy tuwnf từ 11-13. Đa số trường hợp có độ mờ da gáy < 3mm được xếp vào nhóm nguy cơ thấp (ít có nguy cơ bị hội chứng Down). Nếu độ mờ da gáy >3mm, thai phụ cần được làm xét nghiệm tripple test hoặc chọc ối để chẩn đoán bệnh Down và siêu âm hình thái xem có dị dạng hay không. Theo thống kê với độ mờ da gáy dày 3,5 – 4,4mm có tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1%; độ mờ da gáy ≥ 6,5mm thì thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64,5%.

>> Sức khỏe sinh sản: 10 điều phụ nữ mang thai cần biết


Tư vấn sức khỏe sinh sản: Thời điểm kham thai và thuật ngữ cần biết


1. Lịch kham thai cơ bản cho phụ nữ mang thai
Lần kham thai đầu tiên
Khi trễ kinh một tuần, hoặc khi thử que hai vạch hãy đến bệnh viện ngay. Có nhiều người biết mình đã mang thai nhưng cố đợi đến hai ba tháng mới đi kham thai. Điều đó hoàn toàn không nên. Rất cần phải kham thai sớm để loại trừ trường hợp thai nằm ngoài tử cung, rất nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Bạn sẽ được siêu âm để xác định thai có nằm trong lòng tử cung hay chưa, đã có tim thai chưa? Nếu chưa thấy tim thai lúc mới 5 – 6 tuần tuổi, bạn cũng đừng lo lắng. Đó là vì thai còn quá nhỏ. Bạn sẽ được hẹn lại lần sau, khi thai được 7 – 8 tuần tuổi để xác định tim thai.

Kham thai định kỳ khi mang thai là cần thiết để theo dõi suc khoe của mẹ và thai nhi

Đo độ mờ da gáy
Ở thời điểm 11 – 13 tuần, siêu âm giúp tính tuổi thai cực kỳ chính xác. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm duy nhất có thể đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm (gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành...) Qua 14 tuần, chỉ số này sẽ không còn chính xác nữa.

Khi mang thai để đảm bảo sức khỏe thai nhi và suc khoe sinh san của thai phụ cần lưu ý: Đa số trường hợp có độ mờ da gáy < 3mm được xếp vào nhóm nguy cơ thấp (ít có nguy cơ bị hội chứng Down). Nếu độ mờ da gáy >3mm, thai phụ cần được làm xét nghiệm tripple test hoặc chọc ối để chẩn đoán bệnh Down và siêu âm hình thái xem có dị dạng hay không. Theo thống kê với độ mờ da gáy dày 3,5 – 4,4mm có tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1%; độ mờ da gáy ≥ 6,5mm thì thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64,5%.

Xét nghiệm sàng lọc Triple test
Xét nghiệm sàng lọc Triple test trong lịch kham thai của sản phụ giúp dự đoán nguy cơ bị Down và dị dạng nhiễm sắc thể của thai. Xét nghiệm này chỉ có giá trị khi được thực hiện vào tuần thai 14 – 17. Đây là một xét nghiệm khiến nhiều bà mẹ tương lai lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Vì là xét nghiệm sàng lọc, nên sẽ có những người có nguy cơ thấp, nhưng vẫn sinh con mắc bệnh Down. Cũng như vậy, khi có kết quả cao, không có nghĩa là chắc chắn em bé bệnh Down. Triple test không có giá trị chẩn đoán chính xác mà chỉ dự đoán nguy cơ.

Nguy cơ đó được thể hiện dưới dạng “xác suất”, ví dụ 1/100. Cách ghi xác suất này có thể khiến nhiều người bối rối và lo lắng vì không hiểu rõ. Thậm chí có người mất ăn mất ngủ khi đọc thấy kết quả là 1/300. Con số đó có nghĩa là trong 300 người có kết quả xét nghiệm giống bạn thì 1 người có em bé bị Down. Và đừng quên rằng nếu con số 1:300 có nghĩa là bạn có 1/300 (hay 0,3%) nguy cơ sinh một đứa con dị tật, thì nó cũng có nghĩa là bạn có đến 299/300 (hoặc 99,7%) cơ hội sinh một đứa con bình thường.

Hiện nay, xác suất > 1/250 được xem là có nguy cơ cao, và thai phụ sẽ được tham vấn chọc ối. Xét nghiệm này sẽ cho biết chính xác em bé có bị Down hay không bởi điều này làm ảnh hưởng lớn đến suc khoe tre em. Điều cần nhớ là việc chọc ối đồng nghĩa với việc bạn phải xem xét mình sẽ xử lý như thế nào nếu kết quả chẩn đoán cho biết bạn có một đứa con bị Down hoặc dị tật. Cuối cùng, quyết định là ở bạn. Có một số cha mẹ dù được tham vấn chọc ối nhưng đã quyết định không thực hiện, vì họ cho rằng dù kết quả có thế nào đi nữa họ cũng sẽ đón bé chào đời. Tuy nhiên, xét ở mặt khác, một số cha mẹ sau khi biết con mình sẽ bị Down vẫn quyết định sinh con. Việc biết trước điều đó sẽ giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho hoàn cảnh đặc biệt sắp tới.

Siêu âm 4D
Ở thời điểm 21 – 24 tuần, siêu âm có thể giúp phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng. Lần kham thai này rất quan trọng vì nếu cần đình chỉ thai nghén thì phải làm trước tuần thứ 28. Ngoài ra nếu để muộn hơn mới siêu âm thì lúc đó thai nhi đã quá lớn sẽ khó phát hiện được các dị tật nếu có.

Chích ngừa uốn ván khi mang thai
Ở lần kham thai lúc 30 – 32 tuần, bạn sẽ được làm xét nghiệm công thức máu, thử nước tiểu và chích ngừa uốn ván. Ngoài ra, siêu âm sẽ giúp phát hiện một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở động mạch, tim và não, kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi. Nếu thai phụ không được chích ngừa uốn ván có thể gây ảnh hưởng đến suc khoe sinh san của sản phụ và suc khoe tre em sau này trong quá trình sinh do nguy cơ mắc uốn ván khi sinh bé.

[youtube=http://youtube.com/watch?v=6BgORHhXvMs]


Non-stress test
Khoảng 35 – 36 tuần, bạn sẽ được siêu âm màu theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn... Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng bé lúc sinh. Một số nơi kham thai sẽ cho bạn làm Non-stress test nhằm kiểm tra sức khoẻ của bé và tìm hiểu xem bé có nhận đủ oxy hay không bằng một máy đo tim thai và chuyển động của thai trong vòng 30 phút. Một chiếc máy giống như dây thắt lưng quàng quanh bụng mẹ khi nằm sẽ ghi nhận sự thay đổi của tim thai tương ứng với chuyển động thai.

Từ giai đoạn này trở đi, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra mỗi tuần hoặc bất cứ khi nào đau bụng, ra máu để theo dõi tim thai, cử động thai và xem tình trạng cổ tử cung đã mở hay chưa. Việc của bạn lúc này là giữ cho tinh thần thoải mái vui vẻ và nghỉ ngơi thật tốt để đảm bảo suc khoe sinh san của thai phụ và suc khoe tre em của em bé sau này, vì chẳng còn bao lâu nữa bạn sẽ đón bé chào đời.

2. Một vài thuật ngữ cần biết khi phụ nữ mang thai đi kham thai định kỳ

Tuổi thai
Số tuần mang thai của bạn, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Hoặc tính qua máy siêu âm khi đo các kịch thước của thai nhi.

Xét nghiệm nước tiểu
Mẫu nước tiểu được đem đi xét nghiệm tại mỗi lần kham thai theo định kỳ, cho biết những điều sau:

- Có đường: đây có thể là một dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ (chứng tiểu đường trong thời kỳ mang thai). Nếu đường xuất hiện lặp lại, xét nghiệm máu là cần thiết.

- Albumin (Alb): protein này có thể là dấu hiệu của tiền sản giật (triệu chứng nặng của thai kỳ ảnh hưởng đến nhau thai). Nhiều phụ nữ được phát hiện có protein trong nước tiểu ở một vài thời điểm trong thai kỳ. Dù protein trong nước tiểu là khá phổ biến nhưng nó vẫn cần được xem xét cẩn thận.

- Ketones: hóa chất này được sản xuất khi cơ chế đốt cháy chất béo của cơ thể hoạt động không đúng. Có thể xảy ra khi bạn mắc tiểu đường thai kỳ, ăn uống không đủ hoặc khi bạn bị ốm.

Nếu albumin hoặc ketones được chẩn đoán có trong nước tiểu, hàm lượng tăng lên của chúng được mã hóa bằng +, ++ hoặc +++. Bạn cũng có thể thấy chữ Tr (viết tắt của trace), nghĩa là có một chút albumin hoặc ketones được tìm thấy. Các ký hiệu khác gồm “tick”, “nil” hoặc “NAD” mang nghĩa tương tự, không có gì bất thường cả.

Áp suất máu (huyết áp khi mang thai)
Áp suất máu được viết bởi hai số, chẳng hạn 120/70. Trong thai kỳ, huyết áp bình thường ở mức giữa 95/60 và 135/85.

Ngôi thai
Ngôi thai liên quan đến vị trí đỉnh đầu bé ở trong xương chậu của mẹ. Đây là một trong các yếu tố tiên lượng trước cuộc đẻ.

Tim thai
FHH hay H: nghe được tim thai.

FHNH: chưa nghe được tim thai nhưng không cần lo lắng.

FMF: cảm nhận được thai di chuyển.

Phù
Phù là một trong những dấu hiệu có thể gặp khi bạn mang thai.

Thuật ngữ y tế chỉ sự sưng lên và trữ nước, phổ biến ở chân, mắt cá chân, tay khi có thai do cơ thể giữ lại nhiều chất lỏng hơn. Nó cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, cần được kiểm tra bởi bác sĩ.

Hb
Hb chỉ haemoglobin, chất tìm thấy trong hồng cầu giúp chuyên chở oxy từ mẹ tới bé. Thành phần cần thiết của haemoglobin là sắt. Xét nghiệm máu quyết định lượng haemoglobin cho bạn. Hàm lượng – nếu haemoglobin là thấp và cần được bác sĩ chỉ đùng bổ sung sắt để làm tăng lượng haemoglobin.

Lưu ý: Khi bạn muốn được tu van suc khoe sinh san hay có những thắc mắc về việc mang thai, kham thai sức khỏe thai kỳ, dị tật thai nhi... Hãy gọi điện đến tổng đài tư vấn sức khỏe sinh sản 19008909 để được tu van suc khoe truc tuyen cụ thể.

Nguồn: Suckhoe68.com


Tin liên quan:

>> Sức khỏe sinh sản phụ nữ và biện pháp phòng ngừa bệnh phụ khoa

>> Sức khỏe trẻ em – Kẽm với sức khỏe trẻ em

>> Cách chăm sóc trẻ sơ sinh: Lời khuyên cho mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

1 nhận xét: